200 Thời Điểm Đáng Nhớ Nhất Của Thiết Kế ( Phần 1 )
Quay lại năm 1995, khi chúng tôi xuất bản số Computer Art đầu tiên. Và 17 năm sau với 199 số tiếp theo, chúng tôi vẫn phát triển rất tốt. Để kỷ niệm điều này, chúng tôi cố gắng chọn ra 200 sự kiện của thiết kế trong hành trình của chúng tôi. Bạn hãy để lại bình luận
01 Xuất bản Computer Art
Tháng 12/1995; Số đầu tiên Computer Art ra đời, tạp chí trình bày kiến thức về phần mềm, phần cứng và các bài hướng dẫn cho những nghệ sĩ hình ảnh chuyên sử dụng Mac hay Pc.
Tờ bìa đầu tiên được thiết kế liên quan tới chủ đề chính của tạp chí – một hiệu ứng hình ảnh (manipulation).
02 Neville Brody tại Royal College
Được biết đến toàn cầu, những sáng tác của ông cho tạp chí UK, The Face and Arena, Neville Brody nổi tiếng hơn cả khi thiết kế lại The Times và đứng đầu bộ phận Research Studios.
Ông đã thiết kế nhiều kiểu chữ trong suốt cuộc đời minh họa của mình, và trong năm 2011 ông được bổ nhiệm là trưởng khoa Communication Art & Design của đại học Hoàng gia ở London.
03 Jermyville X computer Arts
Một nghệ sĩ minh họa người Úc theo trường phái Chiết Trung, người gây ấn tượng bởi các sáng tác cho Disney và hoạt hình Popeye. Các sáng tác của ông còn xuất hiện trên áo T-shirt, túi, đồ chơi .. và cả tờ bìa tháng 6/2006 cho Computer Art
Quan điểm chiết trung: Những người không theo bất cứ nguyên tắc hay giáo điều nào nhất định, mà có thể cùng lúc tin vào những điều khác nhau. Những người này có thể bị chỉ trích là thiếu nhất quán hoặc không có chính kiến; nhưng cũng có thể coi là linh hoạt và thực tế.
04 Thiết kế áp phích phim Trainspotting
Bộ phim Trainspotting năm 1996, thể hiện quan điểm về sách báo, phim ảnh, âm thanh cho những năm cuối thập kỷ 90. Thiêt kế áp phích trình bày đơn giản và sáng sủa, với các nhân vật được chụp đen trắng với các vạch trắng và các chữ.
Áp phích gây ấn tượng như chính bộ phim và được sao chép ý tưởng rất nhiều sau này.
05 Shepard Fairey và áp phích HOPE
Từ những hình vẽ trên ván trượt và những miến dán mang khuôn mặt của Andre the Giant, Shepard Fairey trở thành một trong những nhà thiết kế đồ họa có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.
Áp phíc HOPE năm 2008, với hình tổng thống Obama trình bày trong 3 màu, trở thành minh họa chính trị có ảnh hưởng lớn nhất từ trước tới nay.
06 Riding with Wyld Stallyons
Người sáng lập Pixelsurgon, Richard may và Jason Arber cùng cộng tác tài năng của họ với nhau, thêm Chris Sayer lập nên một xưởng sáng tác hình ảnh động (moving image) Wyld Stallyons năm 2006. Những năm kế tiếp họ đã tung ra bộ phim ngắn của mình, The Doll.
Cho dù May đã rời nhóm, nhưng nhóm vẫn phát triển gồm 6 giám đốc, và có nhiều khách hàng cho đến khi tuyên bố đóng cửa năm 2012.
07 Công cụ Healing Brush
Photoshop xuất hiện khá sớm từ những năm cuối thập kỷ 90, nhưng phải cho tới năm 2002, Photoshop 7, với tính năng Healing Brush thật sự là bước đột phá lớn. Bằng kỹ thuật tính toán để lấy một phần của bức ảnh, chuyển qua những phần cần thay thế chỉ với vài lần nhấp chuột.
08 Myfont nâng cấp cuộc chơi lên tầm cao mới
Cho dù FontLab và Fontographer đã giúp đỡ các nhà thiết kế chữ rất nhiều. Nhưng phải đợi tới năm 1999 khi MyFonts giới thiệu trang web với các nhà thiết kế, cho phép họ bán phông của chính mình.
Đặc biệt tính năng What The Font – cho phép người dùng upload ảnh có chữ, sau đó hệ thống tự động tìm kiếm phông chữ gần giống nhất.
09 Flash On The Beach (FOTB)
John Davey đã thành lập sự kiên FOTB là nơi để các nhà thiết kế trên thế giới lắng nghe và chia sẻ các ý tưởng, cảm hứng sáng tạo và cả những kỹ năng thiết kế của họ . Năm 2012 FOTB đổi tên là Reason to be Creative.
10 Các đồng xu của Sagmeister
Stefan Sagmeister và Joe Shouldice và Richard The, đã tạo một bức tranh khảm vô cùng lớn trên quảng trường Amsterdam vào tháng 9/2008.
Cụm từ “Nỗi ám ảnh khiến cuộc sống của tôi tồi tệ hơn, nhưng làm công việc của tôi tốt hơn – Obsessions make my life worse but my work better” được xếp từ nhiều đồng xu trên vỉa hè, sau đó bỏ đó cho người dân Hà Lan.
Một số người đánh cắp các đồng xu, trong khi một số ghép lại bằng những đồng xu của họ. Cuối cùng cảnh sát dẹp bọ tác phẩm sắp đặt này.
11 Hoạt hình Photoshop
Trong những năm 90, Họa sĩ truyện tranh người Anh, Dave Mckean quyết định xác định lại cách tạo ra các tác phẩm truyện tranh. Ông sử dụng Photoshop để tạo các yếu tố vẽ tay, hình ảnh và chất liệu để thực hiện công việc dựa trên tiểu thuyết đồ họa kinh điển của Gaiman, The Sandman.
12 Heathen của Davie Bowie
Năm 2002, Jonathan Barnbrook sử dụng lại Priori, phông chữ mà ông đồng thiết kế, để tạo ra album nghệ thuật Heathen cho Davie Bowie. Nó hoàn toàn phù hợp với chủ đề tôn giáo/phi tôn giáo sử dụng trong tác phẩm, bên cạnh đó là hình ảnh hơi siêu nhiên của ca sĩ.