Nhìn xung quanh bạn. Có rất nhiều cánh đồng được vây quanh bởi những cái cây, vỉa hè, lề đường trên các con phố, những đường ray xe lửa, một quy trình tính tiền gồm vài bước…
Lời từ theme4u.biz: Các bài dịch đều không dễ dàng, và đối với week 7 thực sự là một trở ngại lớn.Chúng tôi mong bạn bỏ qua nếu thấy bài dịch khó hiểu. Ở bài này bạn sẽ hiểu được nội dung Week 7 là cung cấp một “Tinh thần” cho các nhà thiết kế khi họ được biết rằng, chính họ là người tạo ra các ranh giới, các khu vực làm việc, các hành vi, các trải nghiệm cho người dùng.
Nhiều lĩnh vực cũng như thiết kế web không có một ranh giới rõ ràng. Tuy nhiên, chúng có những ranh giới khác nhau khi con người thiết kế ra chúng. Những người thiết kế, sau đó, tạo ra các tính năng về trải nghiệm người dùng.
Chúng ta tạo các ranh giới.
Tại những nơi riêng tư và công cộng. Khách hàng là những khu vực mà chúng ta cần thâm nhập. Chúng ta không định nói nhiều về tất cả hành vi, tạo tất cả những trải nghiệm cho người dùng, chúng ta đang đề nghị nó.
Chúng ta không phải là người tạo ra quy lật, chúng ta là những người tạo ra các ranh giới, dù nó xảy ra ở đâu. Kiên quyết về tầm nhìn, chúng ta đặt ra các ranh giới mềm và đưa nó lên sản phẩm đưa tới khách hàng, tạo ra những trải nghiệm và những hành vi.
“Những hành vi bạn đang thấy là những hành vi được thiết kế cho bạn”
– Joshua Porter –
Mọi người hành động và sau đó đi theo cái ranh giới mà bạn đã vạch ra. Đặt ranh giới cho những hành động, đồng thời để chỗ cho những hành động sẽ được phát sinh mới, nó đồng thời tạo ra những hành vi mở và sự khám phá của người dùng.
Những nguyên lý của Erving Goffman, cha đẻ của phân tích ranh giới hành vi.
“Mọi người thường không nhận thức được ranh giới.”
Ranh giới cho phép cho con người định vị, nhận diện và đặt tên. Con người có thể đi theo những ranh giới phức tạp của một thành phố hay một website, nhưng họ không nhận ra nó hoặc thậm chí là nhận ra nó khi được hỏi.
Con người đặt hành động của họ vào một thế giới chuyển động và hỗ trợ sẵn các nhóm hành động – “Các hoạt động được xác định”. Nó mang lại cho họ bối cảnh từ phía quan điểm của họ. Hãy đơn giản, nhưng cho phép những hành vi mới để phát triển.
“Con người có thể bỏ qua việc không được giải thích, nhưng không phải là không thể giải thích.”
Ranh giới chúng ta đặt ra nên có cấu trúc thoải mái, không tù túng. Một cách thoải mái khiến người khác không thể cảm nhận, và không cứng nhắc nếu không họ sẽ thấy hạn chế. Quá phức tạp, họ sẽ cảm thấy rắc rối.
Trải nghiệm là những “vết thương” và sự quan tâm nên được tiến hành để hiểu nhu cầu người dùng và bối cảnh họ sử dụng để điều chỉnh ranh giới thích hợp.
Là người thiết kế, cũng như con người, tự điều chỉnh ranh giới của bạn. Nó là nơi bạn sẽ thấy những ý nghĩa mới xuất hiện, những hành vi bạn thiết kế, và những hành vi bạn không thể dự đoán.
Liz Danzico là nhà thiết kế, giáo viên và biên tập viên. Cho là chủ tịch của MFA Interation Design Program tại School of Visual Arts. Cô cũng có trang blog thú vị; bobulate.com.
Sức mạnh của ranh giới
Sức mạnh của ranh giới – chưa được thấy rằng là cơ hội tuyệt nhất của những người thiết kế
– Liz Danzico –
Vậy nếu chúng ta tạo ra những ranh giới, những loại ranh giới nào chúng ta tạo ra?
Ranh giới cấu trúc: Ảnh hưởng từ cách chúng ta tạo ra không gian. Tạo các không gian con người sống và sử dụng. Có thể so sánh như những kiến trúc sư. Và trên thế giới internet, đó chính là các thiết kế tương tác, thiết kế cấu trúc thông tin.
Chúng ta tạo ra những hành động được chấp nhận. Theo cách này, những trang web như một căn phòng… với những cơ hội và hạn chế nhất định. Bạn có thể đi qua những cánh cửa (liên kết, công cụ tìm kiếm, mẫu xác nhận….), thực hiện những hành động và rời đi.
Ăn trong phòng khách là tuyệt nhất, trong khi nếu ngồi ăn trong phòng tắm thì quả là trải nghiệm tồi.
Ranh giới hình ảnh: Ảnh hưởng tới cách chúng ta nhìn mọi thứ. Cấu trúc hình ảnh chúng ta xây dựng trong mọi thiết kế ảnh hưởng tới cách mọi người nhìn nó. Hệ thống phân cấp hình ảnh của chúng ta có đủ mạnh để người dùng có thể phân cấp nội dung theo thứ tự đúng?
Người dùng đã thực sự hút về thông tin quan trọng nhất, có yếu tố nào phân tâm? Họ liệu có biết làm gì tiếp theo?
Ranh giới xã hội: Ảnh hưởng bởi cách chúng ta tương tác với người khác. Điều gì là cơ hội của các tương tác xã hội? Bạn có thể poke (chọt) họ? Khiến họ thích thú? Thích những gì họ làm? Làm sao để quản lý?
Bạn có thể xuất hoặc nhập các mối quan hệ, và (quan trọng hơn) nó có ý nghĩa không? Đó là một lĩnh vực rộng lớn, chúng ta mới chỉ bắt đầu khảo sát ranh giới xã hội.
Ranh giới khái niệm: Ảnh hưởng bởi cách chúng ta nghĩ về mọi thứ. Hầu hết giao tiếp qua các từ ngữ và hình ảnh. Con người “Register – đăng ký” vào web của bạn hay là “joining your community – gia nhập cộng đồng”?
Họ có “chia sẻ tình yêu” hay “tạo Buzz – chấn động”. Những thiết kế này có giúp việc minh hoạ hình ảnh hay làm mọi thứ trở nên rắc rối? Từ ngữ và hình ảnh chúng ta sử dụng có hướng mọi người nghĩ vào thứ chúng ta xây dựng, và trong thời gian dài trở thành thương hiệu của ta.
Trong nhiều trường hợp chúng tạo các ranh giới khái niệm mà không suy nghĩ … trong khi mục tiêu cơ bản cần phải rõ ràng.
Nhưng khi đạt điều đó, chúng ta có thể tạo ra các trải nghiệm xa hơn bởi tạo ra một hướng dẫn kiểu mẫu khác… đầy đủ ngôn ngữ và những hình ảnh chúng ta sử dụng để xây dựng một ranh giới khái niệm hữu ích.
Những ranh giới trên dĩ nhiên, không đứng riêng. Chúng chồng chéo, trộn lẫn và cùng tồn tại. Khi thiết kế UX chúng ta đối phó với tất cả trong một lúc!